با برنامه Player FM !
Tiềm năng phát triển năng lượng mặt trời tại Việt Nam
Manage episode 229717652 series 1455065
Chỉ trong vòng ba tháng đầu năm 2018, hai dự án điện mặt trời đầu tiên của Việt Nam và có quy mô lớn được khởi công tại tỉnh Ninh Thuận. Dự án thứ nhất là nhà máy điện mặt trời BIM 1, khởi công ngày 23/01/2018, sẽ lặp đặt 90.000 tấm pin năng lượng mặt trời trên diện tích 35 ha, hàng năm sẽ sản xuất ra 50 triệu kWh điện. Dự án thứ hai là nhà máy điện mặt trời Hồ Bầu Ngứ, được khởi công ngày 31/03, lặp đặt 162.000 tấm pin mặt trời trên diện tích gần 75 ha, sẽ sản suất gần 100 triệu kWh khi hòa vào lưới điện quốc gia.
Trước đó, chính phủ Việt Nam đã có kế hoạch xây dựng hai nhà máy điện hạt nhân với Nga và Nhật Bản. Tuy nhiên, kế hoạch đã bị hủy vào tháng 11/2016 do chi phí quá lớn, lên đến vài tỉ đô la cho mỗi lò phản ứng.
So với điện hạt nhân, điện gió và điện mặt trời có những lợi thế gì khi được phát triển ở Việt Nam? Trả lời RFI tiếng Việt, ông Nguyễn Trịnh Hoàng Anh, chuyên gia Kinh tế và Chính sách Năng lượng, giảng viên đại học Khoa Học-Công Nghệ Hà Nội (Université des Sciences et des Technologies de Hanoi, USTH), giải thích :
« Ưu điểm rõ ràng nhất đó là đầu vào miễn phí. Yếu tố thứ hai đó là sự phát thải rất ít. Việt Nam là một nước nhiệt đới, vì vậy, tiềm năng về năng lượng mặt trời tại Việt Nam rất là tốt, kể cả phong điện vì chúng ta có một bờ biển dài hơn 3.000 km. Đặc biệt khu vực miền Trung - Nam Bộ và Nam Bộ có tiềm năng gió và mặt trời rất lớn. Đó là một thuận lợi khi chúng ta muốn phát triển phong điện hay điện mặt trời.
Tuy nhiên, khi quyết định phát triển một dạng năng lượng nào đó thì người ta phải tính toán đến rất nhiều yếu tố, ví dụ chi phí đầu tư, đảm bảo việc cung cấp điện có liên tục, có an toàn hay không. Đó là một bài toán rất tổng thể, vì vậy, ngay cả hiện nay, khi nhà nước đã có rất nhiều chính sách hỗ trợ điện mặt trời hay điện gió, thì việc triển khai trên thực tế cũng gặp một số trở ngại mà hiện nay, nhà nước cũng như các nhà đầu tư đang cùng nhau giải quyết vấn đề này ».
Theo báo chí trong nước, tỉnh Ninh Thuận đã chấp thuận chủ trương khảo sát cho 48 dự án điện mặt trời, trong đó có 18 dự án được cấp quyết định chủ trương đầu tư. Riêng tập đoàn Thiên Tân, theo báo Nhật Nikkei (05/02/2018), đã có 5 dự án tại tỉnh Ninh Thuận, từ nay cho đến năm 2020, với tổng trị giá gần 2 tỉ đô la. Theo dự kiến, nhà máy đầu tiên, có công suất 50 MW, sẽ đi vào hoạt động trong năm 2018, bốn nhà máy tiếp theo sẽ có công suất từ 200-300 MW. Còn tập đoàn TTC đề ra kế hoạch xây 20 dự án điện mặt trời, cho đến năm 2020, tại tỉnh Tây Ninh (324 MW), Bình Thuận (300 MW), Ninh Thuận (300 MW)…
Điện mặt trời : Từ quy mô nhỏ đến dự án nguồn năng lượng chính
Đúng là các tỉnh Trung-Nam Bộ và Nam Bộ thu hút các dự án điện mặt trời có quy mô lớn, vì có số giờ nắng cả năm trên 2.600 giờ, tổng lượng nhiệt gần 10.000 độ C, nhưng rất nhiều dự án nhỏ hơn đã được triển khai ở các tỉnh thành trên cả nước, như giải thích của chuyên gia Hoàng Anh :
« Theo như quy định hiện nay cho điện mặt trời thì những dự án điện nối với lưới điện ở quy mô gia đình cũng được hỗ trợ về mặt chính sách, cũng như hỗ trợ về mặt giá. Chính vì vậy, ở Hà Nội và một số tỉnh khác ở miền bắc, họ cũng xem xét phát triển những dự án đó ở quy mô từ gia đình, chứ không chỉ ở quy mô công nghiệp.
Thực ra ở quy mô gia đình, phải nói là gần như các tỉnh đều có, ngay cả các tỉnh miền núi phía bắc, nơi mà không ai nghĩ tiềm năng năng lượng mặt trời là nhiều, nhưng mà ở một số xí nghiệp làm nông nghiệp (như trồng cây trà, hoặc các cây nông nghiệp khác), họ cũng đã và đang phát triển những hệ thống năng lượng mặt trời để phục vụ cho chính việc sản xuất của họ.
Lấy một ví dụ ở Hà Nội, tòa nhà của Liên Hiệp Quốc ở Hà Nội cũng có một hệ thống điện mặt trời trên mái nhà có công suất là 119 KW. Họ đã vận hành từ trước đến nay và họ cũng đã đấu nối với lưới điện rồi. Tuy nhiên, trước đây những dự án như vậy chưa nhận được những hỗ trợ về mặt chính sách về giá nhưng giờ đây các dự án tương tự sẽ nhận được những hỗ trợ khuyến khích đó. Đó cũng là một điều cho chúng ta thấy ở các tỉnh thành khác ở miền bắc, hoặc là toàn quốc, cũng có khả năng phát triển dự án điện mặt trời công suất tương đối lớn hơn so với hiện tại ».
Việt Nam đang cố gắng phát triển điện mặt trời thành một nguồn năng lượng chính của đất nước. Theo dự kiến, năng lượng mặt trời sẽ chiếm 3,3% tổng công suất phát điện vào năm 2030, tiếp theo là chiếm 20% vào năm 2050. Tuy nhiên, thị phần năng lượng mặt trời hiện còn rất nhỏ :
« Thực tế là hiện nay, ngay cả phong điện, điện mặt trời, tức là những dạng năng lượng tái tạo mà không tính đến thủy điện, đều đóng góp một tỉ trọng rất nhỏ, dưới 1%, vào trong hệ thống. Chính vì vậy, Nhà nước mới có chính sách muốn phát triển nhiều hơn nữa để đáp ứng được cho nhu cầu phát triển điện trong thời gian tới khi mà nhu cầu ngày càng tăng và các nguồn năng lượng hóa thạch ngày càng cạn kiệt. Trong tương lai, nó cũng là nguồn thay thế để chúng ta sử dụng, đáp ứng được nhu cầu. Còn hiện tại, chúng ta cũng đang phải giải quyết rất nhiều việc, từ kỹ thuật đến kinh tế, chính sách để làm sao cho những dự án này được phát triển một cách hiệu quả nhất ».
Rút kinh nghiệm từ những nước đi trước
Điện mặt trời nói riêng, và năng lượng tái tạo nói chung, đã và đang được phát triển nhanh chóng trên thế giới. Đây chính là một điểm thuận lợi cho Việt Nam vì có thể học hỏi kinh nghiệm và nhận được hỗ trợ từ những dự án trước đó.
« Có thể nói là không chỉ có điện mặt trời, mà cả phong điện, chúng ta nhận được rất nhiều hỗ trợ từ các nước phát triển. Ví dụ từ Đức, họ đã có những chương trình về năng lượng tái tạo, và đặc biệt là điện gió, từ những năm 2008 ở Việt Nam.
Đối với điện mặt trời, nhiều tổ chức nước ngoài, như Ngân hàng Thế giới, hoặc các tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ), hoặc tổ chức phát triển của Mỹ, hoặc của Pháp AFD. Hiện AFD có những dự án về phát triển lưới điện cho Việt Nam hoặc những dự án tiết kiệm năng lượng, kể cả những dự án về năng lượng tái tạo cho Việt Nam. Vào đầu tháng Năm (2018), AFD cũng tổ chức một số hội thảo hoặc một số buổi làm việc cùng với các nhà làm chính sách của Việt Nam, cũng như các công ty điện ở Việt Nam để tìm ra những hướng phát triển hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực năng lượng.
Hoặc ngay từ những nước láng giềng như Thái Lan, là một nước rất thành công về phát triển năng lượng mặt trời ở khu vực Đông Nam Á. Tất cả để làm sao cho chúng ta có thể học hỏi kinh nghiệm từ họ, không chỉ là kinh nghiệm thành công, mà còn cả kinh nghiệm thất bại.
Ngay như Pháp, chúng ta có thể thấy là khoảng 5 đến 6 năm trước, cũng như Tây Ban Nha, họ phát triển năng lượng mặt trời rất nhiều, có nhiều chính sách hỗ trợ. Nhưng sau một thời gian, họ phải tạm ngừng những chính sách hỗ trợ đó để đánh giá lại bởi vì nhiều khi ra một chính sách, không thể khẳng định được rằng nó tốt ngay lập tức được mà phải qua quá trình thực hiện, sau đó mới biết được chính sách đó có tốt hay không và cần bổ sung, chỉnh sửa như nào cho phù hợp với thực tế của từng nước.
Đây cũng chính là một thuận lợi của Việt Nam và hiện nay chúng ta vẫn đang trong giai đoạn hợp tác với các nước để xem làm thế nào có được một chiến lược phát triển tốt nhất cho năng lượng tái tạo nói riêng, cũng như năng lượng cho Việt Nam nói chung ».
Chính phủ Việt Nam sẽ khuyến khích được người dân tự sản xuất và sử dụng điện mặt trời, một mặt nhờ giá thành của các tấm pin mặt trời ngày càng giảm, mặt khác nhờ chính sách mua điện mặt trời dư thừa :
« Sử dụng năng lượng mặt trời ở các hộ gia đình đã có từ lâu rồi, khi mà họ chuyển năng lượng mặt trời sang nhiệt để sử dụng trong bình nước nóng. Và đến thời gian gần đây, khi mà điện mặt trời phát triển với sự phát triển về mặt kỹ thuật, có nghĩa là có tiềm năng lớn, rồi công nghệ phát triển, khiến cho là pin năng lượng mặt trời hiệu quả hơn, thì người dân đã bắt đầu sử dụng.
Nhà nước cũng thấy đây là một lĩnh vực tiềm năng và cũng muốn hỗ trợ cho người dân. Chính vì vậy mà có chính sách từ tháng 06/2017, nếu hộ dân có những tấm pin năng lượng mặt trời kết nối với lưới điện thì Nhà nước cũng trợ giá. Chính vì vậy mà năng lượng mặt trời trong các hộ gia đình cũng rất tăng hiện nay ».
27 قسمت
Manage episode 229717652 series 1455065
Chỉ trong vòng ba tháng đầu năm 2018, hai dự án điện mặt trời đầu tiên của Việt Nam và có quy mô lớn được khởi công tại tỉnh Ninh Thuận. Dự án thứ nhất là nhà máy điện mặt trời BIM 1, khởi công ngày 23/01/2018, sẽ lặp đặt 90.000 tấm pin năng lượng mặt trời trên diện tích 35 ha, hàng năm sẽ sản xuất ra 50 triệu kWh điện. Dự án thứ hai là nhà máy điện mặt trời Hồ Bầu Ngứ, được khởi công ngày 31/03, lặp đặt 162.000 tấm pin mặt trời trên diện tích gần 75 ha, sẽ sản suất gần 100 triệu kWh khi hòa vào lưới điện quốc gia.
Trước đó, chính phủ Việt Nam đã có kế hoạch xây dựng hai nhà máy điện hạt nhân với Nga và Nhật Bản. Tuy nhiên, kế hoạch đã bị hủy vào tháng 11/2016 do chi phí quá lớn, lên đến vài tỉ đô la cho mỗi lò phản ứng.
So với điện hạt nhân, điện gió và điện mặt trời có những lợi thế gì khi được phát triển ở Việt Nam? Trả lời RFI tiếng Việt, ông Nguyễn Trịnh Hoàng Anh, chuyên gia Kinh tế và Chính sách Năng lượng, giảng viên đại học Khoa Học-Công Nghệ Hà Nội (Université des Sciences et des Technologies de Hanoi, USTH), giải thích :
« Ưu điểm rõ ràng nhất đó là đầu vào miễn phí. Yếu tố thứ hai đó là sự phát thải rất ít. Việt Nam là một nước nhiệt đới, vì vậy, tiềm năng về năng lượng mặt trời tại Việt Nam rất là tốt, kể cả phong điện vì chúng ta có một bờ biển dài hơn 3.000 km. Đặc biệt khu vực miền Trung - Nam Bộ và Nam Bộ có tiềm năng gió và mặt trời rất lớn. Đó là một thuận lợi khi chúng ta muốn phát triển phong điện hay điện mặt trời.
Tuy nhiên, khi quyết định phát triển một dạng năng lượng nào đó thì người ta phải tính toán đến rất nhiều yếu tố, ví dụ chi phí đầu tư, đảm bảo việc cung cấp điện có liên tục, có an toàn hay không. Đó là một bài toán rất tổng thể, vì vậy, ngay cả hiện nay, khi nhà nước đã có rất nhiều chính sách hỗ trợ điện mặt trời hay điện gió, thì việc triển khai trên thực tế cũng gặp một số trở ngại mà hiện nay, nhà nước cũng như các nhà đầu tư đang cùng nhau giải quyết vấn đề này ».
Theo báo chí trong nước, tỉnh Ninh Thuận đã chấp thuận chủ trương khảo sát cho 48 dự án điện mặt trời, trong đó có 18 dự án được cấp quyết định chủ trương đầu tư. Riêng tập đoàn Thiên Tân, theo báo Nhật Nikkei (05/02/2018), đã có 5 dự án tại tỉnh Ninh Thuận, từ nay cho đến năm 2020, với tổng trị giá gần 2 tỉ đô la. Theo dự kiến, nhà máy đầu tiên, có công suất 50 MW, sẽ đi vào hoạt động trong năm 2018, bốn nhà máy tiếp theo sẽ có công suất từ 200-300 MW. Còn tập đoàn TTC đề ra kế hoạch xây 20 dự án điện mặt trời, cho đến năm 2020, tại tỉnh Tây Ninh (324 MW), Bình Thuận (300 MW), Ninh Thuận (300 MW)…
Điện mặt trời : Từ quy mô nhỏ đến dự án nguồn năng lượng chính
Đúng là các tỉnh Trung-Nam Bộ và Nam Bộ thu hút các dự án điện mặt trời có quy mô lớn, vì có số giờ nắng cả năm trên 2.600 giờ, tổng lượng nhiệt gần 10.000 độ C, nhưng rất nhiều dự án nhỏ hơn đã được triển khai ở các tỉnh thành trên cả nước, như giải thích của chuyên gia Hoàng Anh :
« Theo như quy định hiện nay cho điện mặt trời thì những dự án điện nối với lưới điện ở quy mô gia đình cũng được hỗ trợ về mặt chính sách, cũng như hỗ trợ về mặt giá. Chính vì vậy, ở Hà Nội và một số tỉnh khác ở miền bắc, họ cũng xem xét phát triển những dự án đó ở quy mô từ gia đình, chứ không chỉ ở quy mô công nghiệp.
Thực ra ở quy mô gia đình, phải nói là gần như các tỉnh đều có, ngay cả các tỉnh miền núi phía bắc, nơi mà không ai nghĩ tiềm năng năng lượng mặt trời là nhiều, nhưng mà ở một số xí nghiệp làm nông nghiệp (như trồng cây trà, hoặc các cây nông nghiệp khác), họ cũng đã và đang phát triển những hệ thống năng lượng mặt trời để phục vụ cho chính việc sản xuất của họ.
Lấy một ví dụ ở Hà Nội, tòa nhà của Liên Hiệp Quốc ở Hà Nội cũng có một hệ thống điện mặt trời trên mái nhà có công suất là 119 KW. Họ đã vận hành từ trước đến nay và họ cũng đã đấu nối với lưới điện rồi. Tuy nhiên, trước đây những dự án như vậy chưa nhận được những hỗ trợ về mặt chính sách về giá nhưng giờ đây các dự án tương tự sẽ nhận được những hỗ trợ khuyến khích đó. Đó cũng là một điều cho chúng ta thấy ở các tỉnh thành khác ở miền bắc, hoặc là toàn quốc, cũng có khả năng phát triển dự án điện mặt trời công suất tương đối lớn hơn so với hiện tại ».
Việt Nam đang cố gắng phát triển điện mặt trời thành một nguồn năng lượng chính của đất nước. Theo dự kiến, năng lượng mặt trời sẽ chiếm 3,3% tổng công suất phát điện vào năm 2030, tiếp theo là chiếm 20% vào năm 2050. Tuy nhiên, thị phần năng lượng mặt trời hiện còn rất nhỏ :
« Thực tế là hiện nay, ngay cả phong điện, điện mặt trời, tức là những dạng năng lượng tái tạo mà không tính đến thủy điện, đều đóng góp một tỉ trọng rất nhỏ, dưới 1%, vào trong hệ thống. Chính vì vậy, Nhà nước mới có chính sách muốn phát triển nhiều hơn nữa để đáp ứng được cho nhu cầu phát triển điện trong thời gian tới khi mà nhu cầu ngày càng tăng và các nguồn năng lượng hóa thạch ngày càng cạn kiệt. Trong tương lai, nó cũng là nguồn thay thế để chúng ta sử dụng, đáp ứng được nhu cầu. Còn hiện tại, chúng ta cũng đang phải giải quyết rất nhiều việc, từ kỹ thuật đến kinh tế, chính sách để làm sao cho những dự án này được phát triển một cách hiệu quả nhất ».
Rút kinh nghiệm từ những nước đi trước
Điện mặt trời nói riêng, và năng lượng tái tạo nói chung, đã và đang được phát triển nhanh chóng trên thế giới. Đây chính là một điểm thuận lợi cho Việt Nam vì có thể học hỏi kinh nghiệm và nhận được hỗ trợ từ những dự án trước đó.
« Có thể nói là không chỉ có điện mặt trời, mà cả phong điện, chúng ta nhận được rất nhiều hỗ trợ từ các nước phát triển. Ví dụ từ Đức, họ đã có những chương trình về năng lượng tái tạo, và đặc biệt là điện gió, từ những năm 2008 ở Việt Nam.
Đối với điện mặt trời, nhiều tổ chức nước ngoài, như Ngân hàng Thế giới, hoặc các tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ), hoặc tổ chức phát triển của Mỹ, hoặc của Pháp AFD. Hiện AFD có những dự án về phát triển lưới điện cho Việt Nam hoặc những dự án tiết kiệm năng lượng, kể cả những dự án về năng lượng tái tạo cho Việt Nam. Vào đầu tháng Năm (2018), AFD cũng tổ chức một số hội thảo hoặc một số buổi làm việc cùng với các nhà làm chính sách của Việt Nam, cũng như các công ty điện ở Việt Nam để tìm ra những hướng phát triển hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực năng lượng.
Hoặc ngay từ những nước láng giềng như Thái Lan, là một nước rất thành công về phát triển năng lượng mặt trời ở khu vực Đông Nam Á. Tất cả để làm sao cho chúng ta có thể học hỏi kinh nghiệm từ họ, không chỉ là kinh nghiệm thành công, mà còn cả kinh nghiệm thất bại.
Ngay như Pháp, chúng ta có thể thấy là khoảng 5 đến 6 năm trước, cũng như Tây Ban Nha, họ phát triển năng lượng mặt trời rất nhiều, có nhiều chính sách hỗ trợ. Nhưng sau một thời gian, họ phải tạm ngừng những chính sách hỗ trợ đó để đánh giá lại bởi vì nhiều khi ra một chính sách, không thể khẳng định được rằng nó tốt ngay lập tức được mà phải qua quá trình thực hiện, sau đó mới biết được chính sách đó có tốt hay không và cần bổ sung, chỉnh sửa như nào cho phù hợp với thực tế của từng nước.
Đây cũng chính là một thuận lợi của Việt Nam và hiện nay chúng ta vẫn đang trong giai đoạn hợp tác với các nước để xem làm thế nào có được một chiến lược phát triển tốt nhất cho năng lượng tái tạo nói riêng, cũng như năng lượng cho Việt Nam nói chung ».
Chính phủ Việt Nam sẽ khuyến khích được người dân tự sản xuất và sử dụng điện mặt trời, một mặt nhờ giá thành của các tấm pin mặt trời ngày càng giảm, mặt khác nhờ chính sách mua điện mặt trời dư thừa :
« Sử dụng năng lượng mặt trời ở các hộ gia đình đã có từ lâu rồi, khi mà họ chuyển năng lượng mặt trời sang nhiệt để sử dụng trong bình nước nóng. Và đến thời gian gần đây, khi mà điện mặt trời phát triển với sự phát triển về mặt kỹ thuật, có nghĩa là có tiềm năng lớn, rồi công nghệ phát triển, khiến cho là pin năng lượng mặt trời hiệu quả hơn, thì người dân đã bắt đầu sử dụng.
Nhà nước cũng thấy đây là một lĩnh vực tiềm năng và cũng muốn hỗ trợ cho người dân. Chính vì vậy mà có chính sách từ tháng 06/2017, nếu hộ dân có những tấm pin năng lượng mặt trời kết nối với lưới điện thì Nhà nước cũng trợ giá. Chính vì vậy mà năng lượng mặt trời trong các hộ gia đình cũng rất tăng hiện nay ».
27 قسمت
همه قسمت ها
×به Player FM خوش آمدید!
Player FM در سراسر وب را برای یافتن پادکست های با کیفیت اسکن می کند تا همین الان لذت ببرید. این بهترین برنامه ی پادکست است که در اندروید، آیفون و وب کار می کند. ثبت نام کنید تا اشتراک های شما در بین دستگاه های مختلف همگام سازی شود.